Lễ ăn hỏi là một trong những dịp quan trọng nhất của đời người!
- Nó là móc đánh dấu cuộc sống đôi lứa từ nay gắn chặt với nhau, nối liền cả tâm hồn và thể xác, tuy 2 mà một!
- Nó là phút giây hạnh phúc, của tâm hồn hòa hợp, không có niềm hạnh phúc nào to lớn hơn tình yêu thăng hoa trọn vẹn.
- Một lễ ăn hỏi thuận lợi, chu đáo sẽ mang lại thật nhiều may mắn, tạo tiền đề cho cuộc sống hạnh phúc trăm năm.
- Chính vì sự quan trọng đó nên chúng trước lễ ăn hỏi chủ nhà, nhất là nhà gái không khỏi băn khoăn lo lắng!
VẬY TẠI SAO BẠN NÊN CHỌN TIECGIADINH.COM VIỆT NAM?
+ Chúng tôi là công ty tổ chức tiệc, sự kiện trên 10 năm kinh nghiệm.
+ Chúng tôi cam kết nguyên liệu tươi sạch từ siêu thị và các công ty đối tác.
+Chúng tôi có giá thành ưu đãi từ 1,3 triệu cho bàn 10 người.
+ Có thể tổ chức từ 2 bàn trở lên, phục vụ không chỉ ở tp. HCM, Đồng Nai, Bình Dương và nhiều tỉnh lân cận khác.
CHÚNG TÔI TIẾT KIỆM KINH PHÍ CHO KHÁCH HÀNG BẰNG CÁCH NÀO?
+ Chúng tôi nhập nguyên liệu tươi sạch số lượng lớn từ các công ty, siêu thị đối tác nên có giá cạnh tranh hơn rất nhiều so với cơ sở nhỏ lẻ khác.
+ Chúng tôi hoạt động theo một chu trình kép kín, hoàn toàn tự túc được đầu bếp, nhân viên, phương tiện vận chuyển…
+ Khuyến khích khách hàng tự mua bia, nước ngọt, hay tự thuê mặt bằng …
Bạn đang cần đặt một bữa tiệc vừa chất lượng vừa tiết kiệm, Tiecgiadinh đáp ứng tất cả điều kiện đó của bạn!
ƯU ĐÃI CHO KHÁCH HÀNG TRONG THÁNG 9
Khách hàng đặt từ 7-10 bàn tặng 1 két bia 333
Khách hàng đặt trên 10 bàn có khuyến mãi đặc biệt khác
Vậy xin quý khách bỏ ra vài phút quý giá của mình để gọi điện tới nhân viên tư vấn tiecgiadinh, chúng tôi luôn Sẵn lòng cung cấp những điều cần thiết nhất cho bữa tiệc thật chất lượng và thành công.
Kính thưa quý khách!
Trải qua hơn 10 năm không ngừng nổ lực, Tiecgiadinh đã dần trở thành thương hiệu tổ chức tiệc, sự kiện… quen thuộc được sự ưu ái tin dùng của nhiều gia đình không chỉ ở thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai,Cần Thơ mà còn nhiều tỉnh thành khác. Lại càng may mắn khi phần lớn khách hàng đều quay lại đặt tiệc nhiều lần tại Tiecgiadinh đó là điều hạnh phúc to lớn, đồng thời nó cũng chứng minh sự nổ lực không mệt mỏi vì khách hàng của chúng tôi.
Tiecgiadinh nhận đặt tất cả các quận ở tp. HCM, Hooc Môn, Bình Dương, Đồng Nai và một số tỉnh lân cận khác.
Menu tham khảo dành cho quý khách hàng
( giá trên đã bao trọn gói bàn ghế, ly chén, nhân viên phục vụ)
Menu 18
Menu 33
Chúng tôi thấu hiểu sự lo lắng của mỗi người khi bước vào một dịp quan trọng như vậy!
Đầu tiên ta tìm hiểu về lễ ăn hỏi:
Lễ ăn hỏi còn được gọi là lễ đính hôn là một nghi thức trong phong tục hôn nhân truyền thống của người Việt. Đây là sự thông báo chính thức về việc hứa gả giữa hai họ. Đây là giai đoạn quan trọng trong quan hệ hôn nhân: cô gái trở thành “vợ sắp cưới” của chàng trai, và chàng trai sau khi mang lễ vật đến nhà gái là đã chính thức xin được nhận làm rể của nhà gái và tập gọi bố mẹ xưng con.
Bảng đính hôn treo trước cửa
Trong lễ ăn hỏi, nhà trai mang lễ vật tới nhà gái. Nhà gái nhận lễ ăn hỏi tức là chính danh công nhận sự gả con gái cho nhà trai, và kể từ ngày ăn hỏi, đôi trai gái có thể coi là đôi vợ chồng chưa cưới, chỉ còn chờ ngày cưới để công bố với hai họ.
1. Rước lễ vật
Lễ ăn hỏi là thứ đầu tiên phải chuẩn bị, nó mang nhiều giá trị về văn hóa và tinh thần,
đặc biết phải là những món quà trong truyền thống Việt Nam
Một số mâm lễ ăn hỏi thông dụng, với trầu cau và bánh
Tất cả các lễ vật phải được sắp xếp gọn gàng và thẩm mỹ.
Và nhất thiết phải được bày vào quả sơn son thếp vàng (hay mâm đồng đánh bóng, phủ vải đỏ). Có như thế mới nhấn mạnh được tính biểu trưng của lễ vật. Xưa, người đội lễ phải khăn áo chỉnh tề, thắt dây lưng đỏ. Nay, các cô gái đội lễ đã có áo dài đỏ thay thế nên không cần phải dùng thắt lưng đỏ nữa.
Dù dùng phương tiện đi lại là: ô tô, xích lô, xe máy, hay đi bộ thì đoàn ăn hỏi cũng nên dừng lại cách nhà gái khoảng 100m, sắp xếp đội hình, rồi mới đội lễ vào nhà gái. Đây thực sự là một hình thái văn hóa dân tộc.
Lễ ăn hỏi
Một đoàn rước lễ vật bên họ nhà trai
2. Tiếp khách
Vì đây là một lễ trọng nên nhà gái phải chuẩn bị chu đáo hơn lễ chạm mặt. Tuy nhiên, do nội dung chủ yếu của lễ này là sự bàn bạc cụ thể, chính thức của hai gia đình về việc chuẩn bị lễ cưới, nên nhà gái không bày tiệc mặn mà chỉ bày tiệc trà. Ngày nay hầu hết các gia đình gái đều chuẩn bị tiệc mặn để thết đãi gia đình trai mong tạo hòa khí gắn bó và hàn huyên. Nghi thức trao nhận lễ vật cũng nên trở thành nghi thức bắt buộc.
3. Cô dâu
Phải ngồi trong phòng cho đến khi nào chú rể vào đón hoặc cha mẹ gọi mới được ra. Ra mắt tổ tiên bằng cách thắp hương lên bàn thờ. Sau đó cô dâu sẽ cầm ấm trà đi từng bàn để rót nước mời khách.
Lễ ăn hỏi
4. Nhà gái
Nhà gái nhận lễ rồi đặt một phần lên bàn thờ gia tiên. Khi lễ ăn hỏi xong, bánh trái, cau, chè được nhà gái “lại quả” (chuyển lại) cho nhà trai một ít, còn nhà gái dùng để chia cho họ hàng và người thân.
Lưu ý: đối với cau thì phải xé chứ không được dùng dao để cắt. Khi nhà trai nhận lại tráp để bê về thì phải để ngửa, không được úp tráp lại.
Lễ ăn hỏi
5. Biếu trầu
Đại diện nhà gái chuẩn bị đón tiếp nhà trai trong lễ ăn hỏi, các cô gái nhận tráp lễ vật mặc áo dài màu đỏ
Xưa, sau lễ ăn hỏi, nhà gái dùng các lễ vật nhà trai đã đưa để chia ra từng gói nhỏ để làm quà biếu cho họ hàng, bè bạn, xóm giềng,… Ý nghĩa của tục này là sự loan báo: Cô gái đã có nơi có chỗ.
Trong việc chia bánh trái, cau, chè cau phải chia theo số chẵn, nhưng kiêng chia hai quả, nghĩa là mỗi nơi từ bốn quả cau, bốn lá trầu trở lên. Con số chẵn là số dương, số lẻ là số âm dùng trong việc cúng lễ.
Theo lối mới bây giờ, cũng chia bánh trái, thường có kèm theo những tấm thiếp của đôi bên hai họ báo tin đính hôn của đôi trẻ. Nếu ngày nghênh hôn không xa ngày hỏi, trong thiếp sẽ ghi rõ lễ cử hành vào ngày nào. Trong trường hợp này có khi cùng với thiếp “báo hỷ” lại có thiếp mời tiệc cưới.
6. Trang phục
Lễ ăn hỏi
Trang phục cho cô dâu: một bộ áo dài, vừa có thể mặc trong lễ cưới, vừa có thể mặc ở những dịp lễ hội sau này. Có thể sắm cho cô dâu tương lai những đồ trang sức sau: xuyến, vòng, hoa tai. Chú rể mặc comple, cà vạt.
7. Chia lễ
Lễ ăn hỏi
Nhà gái thường nhờ các cô gái trong họ hoặc bạn bè chia giúp. Khi nhà trai dẫn lễ ăn hỏi tới nhà gái, nhà gái thường làm cơm thết đãi. Sau lễ ăn hỏi đôi bên kể là giao kết gắn bó với nhau rồi. Tuy vậy ngày xưa các cặp vị hôn phu và hôn thê cũng không được phép gặp nhau, trừ trường hợp đặc biệt lắm đôi bên cha mẹ mới cho phép.
Phong tục ngày nay đổi khác, sau lễ ăn hỏi đôi trai gái thường gặp nhau luôn. Từ lễ ăn hỏi đến lễ cưới, xưa kia có khi hàng bốn năm năm, nhưng ngày nay thời gian đó thường được rút ngắn, có khi chỉ vài ba ngày.
Chính ngày xưa, các cụ vẫn khuyên các chàng trai đã hỏi vợ thì cưới ngay để tránh sự bất trắc của thời gian. Ca dao có câu:
- Cưới vợ thì cưới liền tay,
Chớ để lâu ngày lắm kẻ dèm pha.
Lễ ăn hỏi xong đôi bên trai gái chờ lễ cưới là xong nhưng theo tục xưa, có nhiều nhà gái đã nhận ăn lễ hỏi của nhà trai cũng không cho cử hành lễ nghênh hôn sớm, có khi vì cô gái còn quá nhỏ tuổi, có khi vì cha mẹ thương con vì không muốn con sớm phải về nhà chồng.