
Hôm nay dịch vụ nấu ăn tiecgiadinh.com chia sẽ với quý khách hàng cách bảo quản thức ăn lâu.
- Chanh, hành tây, cà chua… dùng không hết
– Phết dầu ăn lên mặt cắt dở, úp mặt bị cắt xuống một cái đĩa, sau đó để vào tủ lạnh hoặc nơi thoáng mát để khi dùng tiếp không bị khô hoặc thối chỗ mặt cắt
- Thịt tươi( heo, bò…):
– Ướp muối thật mặn rồi treo lên hông khô nơi gió, đến lúc thịt săn lại. Làm khoảng 3 lần như vậy, thịt sẽ giữ được lâu. Đến lúc dùng đem ra ngâm nước sạch, xã kĩ là dùng được.
– Xếp từng mảng thịt vào 1 cái chum sảnh ( hoặc nồi đất), rắc lên một lớp muối hột dày. Xếp xen kẽ một lớp thịt một lớp muối, lớp trên cùng là lớp muối, rồi đậy kín lại và để chỗ thoáng mát. Khi nào dùng lấy ra ngâm nước lã cho bớt mặn.
Chú ý: Thịt ướp kiểu này có thể để dành trong mấy tháng trong điều kiện thời tiết khó khăn
- Cá tươi:
– Đừng rửa cá, banh miệng cá đổ vào miệng cá vào giọt rượu trắng ( hoặc giấm) rồi để vào chỗ mát, lấy rỗ thưa đậy lại. Cá sẽ tươi đến khi dùng lại.
– Lấy rơm ra vẩy nước vào ( hoặc dùng cỏ tươi cũng được) bó cá lại. Cá sẽ lâu chết hơn
- Củ hành muốn để lâu không bị hư:
– Để chung với lắt bánh mì khô
- Giữ tàu hủ ( đậu phụ) không bị chua:
– Hòa nước chín với muối, ngâm đậu hủ vào sao cho ngập hết mặt đậu, đậu hủ sẽ giữ lâu được cả tuần lễ
– Ngâm đậu hủ vào nước sôi, muối. Đổ nước ngâm đi, thay nước nóng khác vào đồ đựng bằng sành, sứ
Chú ý: Cách này có thể giữ đậu không chua trong vài ngày
- Muốn chanh tươi lâu mà không cần tủ lạnh:
– Cho vào túi ni lông hoặc túi giấy, vùi vào cát sạch
- Muốn làm lạnh nước mà không cần tủ lạnh
– Quấn quanh chai nước thật nhiều lớp giấy dày, xen kẻ với các lớp muối hột. Ngoài cùng bọc nilông thật kín rồi ngâm vào thùng nước hoặc buộc giây thả xuống giếng. Chừng nào uống lấy lên
– Lấy túi giấy cho cát sạch vào, bọc kín chai nước, chôn trong cát hoặc vùi trong thùng cát đầy, để vào chỗ mát
- Muốn cho cá không tanh:
– Cho vào nồi cá cho vài lát ớt
– Chiên sơ trước khi kho
– Xếp vài lá chè tươi (hoặc lá gừng) dưới đáy nồi, kho xong cá không tanh mà có mùi thơm đặc biệt
- Muốn chả giò thêm giòn:
– Trước khi cuốn nên thấm bánh tráng với nước cốt dừa, hoặc bột năng pha loãng với nước dừa tươi
- Muốn làm gà vịt nhanh mà không bị hôi lông:
– Trước khi làm gà vịt khoảng 15 phút , banh miệng gà, vịt ra đổ vào mấy muỗng rượu trắng hoặc giấm. Sau khi trụng với nước sôi, vặt ngược lông thì sẽ không bị sót lông măng
– Đun nồi nước ( Đừng sôi chỉ vừa đủ nóng), cắt tiết gà, vịt xong, ngâm vào chút rồi lấy ra rồi vặt ngược lông
– Đỏ ít giấm chua vào nồi nước đun sôi, nhúng gà vịt vào cho ướt đều hết lông, rồi vớt ra làm
- Khủ hết mùi hôi ở vịt
– Giã nhỏ gừng với giấm, chà đều khắp lên mình vịt, để một lúc rồi đem rửa lại
- Cách dùng đồ dùng tráng men
– Phải giữ gìn thật cẩn thận như đồ thủy tinh, vì đồ tráng men dễ bị bong men khi va đập nhiều
– Chỉ nên đun bằng bếp ga với lửa vừa phải
– Không nên gõ muỗng, đũa…vào thành sẽ làm rạn nứt men
– Chỉ dùng dụng cụ bằng gỗ để xào thức ăn
– Không đun nồi không trên bếp
– Khi bong men lớp phía trong dụng cụ thì đừng nên dùng đũa
- Muốn giữ xoong nồi không bị ám khói:
– Khi mới mua về nên rửa sạch rồi pha đều một lớp xà phòng bên ngoài trước khi bắt lên bếp nấu
- Cách giữ nồi đất không bị nứt khi đun nấu
– Khi mới mua nồi hoặc lò đất về, phải ngâm nước, cho ngấm đều vật dụng rồi đem ra phơi nắng. Khi khô hẳn rồi mới bắt đầu dùng
- Bánh mì để qua ngày bị khô
– Vảy nước cho ngấm đều bánh mì, rồi hơ nóng trên lửa than hoặc bếp điện. Bánh sẽ giòn xốp ruột như mới.
Tiecgiadinh.com chúc quý khách thành công.